GIÁO SƯ ĐỨC CÓ KHÓ TÍNH KHÔNG?

Khi đi học, chẳng sợ gì, chỉ sợ giáo viên khó tính? Tại sao ư? Giáo viên khó tính thì việc mình “đúp học” hay “không làm bài tập về nhà” dễ bị “trù” và dễ bị cho trượt môn lắm. Đi học mà trượt môn là tốn cả đống tiền học lại cho mà xem. Thế, không biết, giáo sư Đức có khó tính không nhỉ? Đọc bài này đi rồi sẽ biết!

1. Không bao giờ điểm danh

Khác với đa số các giáo viên, giảng viên ở Việt Nam, các giáo sư ở bên Đức, họ sẽ không bao giờ điểm danh. Wowww. Ad biết bạn đang nghĩ gì. Không bao giờ điểm danh, có nghĩa, bạn sẽ được tha hồ trốn học đi làm mà không cần phải lo lắng không đủ số buổi để được thi cuối kì đúng không! Bạn đoán đúng rồi đó. Dù lớp chỉ có chưa đến 10 người, giáo sư Đức cũng không bao giờ điểm danh. Họ quan niệm, bạn có đi học hay không không quan trọng, quan trọng là kết quả của bạn! Tuy nhiên, việc nghỉ học nhiều, bài thi cuối kì của bạn có đủ điểm đậu hay không lại là 1 chuyện khác!

2. Giảng bài vô cùng nhiệt tình

Giống như các giáo viên khác, giáo sư Đức giảng bài vô cùng nhiệt tình. Chưa kể đến, các giáo sư thường áp dụng kiến thức vào thực hành, học đi đôi với hành, vì vậy nên, bài giảng rất thực tế, dễ hiểu và thuyết phục, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thông tin, các bạn sẽ được thực hành trực tiếp ngay tại lớp! Có những khóa học về Hóa học, các bạn sinh viên được thực hiện thí nghiệm “xịn xò” và “hấp dẫn” đến nỗi, ai cũng mong đến lớp để trở thành các nhà khoa học thực thụ!

3. Bách khoa toàn thư của 1001 câu hỏi vì sao

Với kiến thức của mình, giáo sư chính là người trả lời, giải đáp những thắc mắc của các bạn. Giáo sư Đức chưa bao giờ than phiền hay tỏ ra khó chịu khi có nhiều học sinh hỏi bài. Hơn thế nữa, các giáo sư thường rất nhiệt tình, trả lời tỉ mẩn câu hỏi của học sinh. Với những câu hỏi hoặc vấn đề khó, giáo sư còn cùng học sinh tìm tòi và nghiên cứu để cùng nhau đưa ra câu trả lời.

4. Không bao giờ có khái niệm “trù”

Ở Việt Nam, khái niệm “bị giáo viên trù” trù có lẽ không còn xa lạ. Tuy nhiên, ở Đức, dù bạn có bỏ học cả khóa, hay bạn có hay ngủ gục trên lớp, giáo viên Đức cũng không “trù” bạn đâu. Vì sao ư, vì với hàng nghìn sinh viên, thật khó để nhớ được bạn là ai. Hơn nữa, như Ad đã nói, họ không quan tâm đến quá trình bạn học, mà quan tâm đến kết quả hơn.

5. Kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của sinh viên

Có thể nói, giáo sư Đức vô cùng dễ tính. Nhưng khi bạn đi thi, họ sẽ không có sự nhân nhượng đâu. Bạn làm được bao nhiêu, đó sẽ là kết quả của bạn. Đừng bao giờ “gian lận”, cheating ở Đức. Đó được coi là đại kị. Bạn có thể sẽ bị kỉ luật, cho hủy môn, hoặc phạt nặng hơn nữa đấy. Cũng đừng hi vọng gì vào việc “xin xỏ”, hay “đút lót”, ở Đức không có cửa đấy đâu. Khi học ở Đức, muốn tốt nghiệp đúng hạn, thì xác định là phải học thôi!!!

Qua những năm học tập tại Đức, với Ad, giáo sư Đức vô cùng dễ tính trong chuyện học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, thi là thi thật và điểm cũng là điểm thật. Bạn đừng hi vọng, giáo sư dễ tính sẽ chấm điểm dễ tính nhé! Nếu như không học hành gì, thi không tốt, thì xác định sẽ trượt môn đó nha!