Sinh viên làm thêm và những QUY ĐỊNH bắt buộc tại Hàn Quốc

Chào các bạn!

Ngày nay, việc sinh viên vừa đi học vừa đi làm đã trở lên rất phổ biến tại tất cả các quốc gia. Nếu không vì kinh tế quá khó khăn thì các bạn cũng đi làm để lấy thêm kiến thức và kinh nghiệm sống khi đã đủ tuổi trưởng thành. Vậy sinh viên du học tại Hàn Quốc làm thêm ra sao? chính phủ Hàn Quốc quy định thế nào cho sinh viên nước ngoài làm thêm tại đây? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang muốn vừa học vừa làm tại Hàn Quốc. Ngày hôm nay Gsc sẽ trả lời cho các bạn nắm rõ để chúng ta biết điều gì được phép làm và không được phép làm tại Hàn Quốc. Hy vọng với bài viết này các bạn không còn bỡ ngỡ để tránh trường hợp bị buộc thôi học và trục suất về nước như một số trường hợp đáng tiếc đã sảy ra với sinh viên Việt trong những năm qua.

1. Những đối tượng được phép làm thêm tại Hàn Quốc: 

-   Đã lưu trú tại Hàn tính từ ngày nhập cảnh được 6 tháng trở lên

-   Được nhà trường và phòng Quản lý xuất nhập cảnh xác nhận cho đi làm thêm

-   Phải làm thêm tại đúng nơi đã đăng ký, nếu không sẽ bị coi là bất hợp pháp.

Chú ý:

Nếu không được cấp phép mà vẫn đi làm thêm thì sẽ bị cưỡng chế trục xuất khỏi Hàn Quốc hoặc trục xuất về nước, có thể bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc phạt tiền tối đa 20 triệu won.

Thời gian làm việc theo quy định sau:

-   Du học sinh visa D-4-1/D-2-1 trong một học kỳ có thể đi làm thêm tối đa tại 2 nơi trong phạm vi 20 tiếng mỗi tuần từ thứ 2 đến thứ 6, có thể đi làm thêm vào các ngày nghỉ lễ, thứ 7 chủ nhật nếu không bị giới hạn về thời gian và địa điểm làm thêm.

-   Du học sinh học tại các trường được Chính phủ công nhận: 25 tiếng/tuần

-   Du học sinh D-2 thạc sĩ, tiến sĩ: 30 tiếng/tuần

 Chú ý:

Thời gian đi làm thêm mà du học sinh người nước ngoài được phép là 1 năm trong phạm vi thời gian lưu trú, tuy nhiên có thể tiếp tục được gia hạn trong thời gian còn theo học

2. Các công việc được phép làm thêm:

-   Công việc có liên quan trực tiếp tới chuyên ngành đang theo học

-   Công việc trong phạm vi mà học sinh có thể tham gia bình thường, ví dụ như hoạt động nghiên cứu mang tính tạm thời như: thông dịch, biên dịch, chỉnh lý sắp xếp sách trong thư viện, chăm sóc môi trường trong khuôn viên trường học, trợ lý nấu nướng, trợ lý văn phòng, dự án tại phòng nghiên cứu có liên quan tới việc học tập và nghiên cứu của bản thân, trợ giảng tạm thời, hỗ trợ thực nghiệm

-   Hoạt động hướng dẫn giảng dạy giao tiếp tiếng nước ngoài tại các cơ sở giáo dục như các trung tâm ngoại ngữ tư nhân (Chỉ cho người có đầy đủ năng lực giảng dạy giao tiếp)

-   Công việc lao động đơn giản không phạm vào các lĩnh vực giới hạn nghề nghiệp

-   Nhân viên hỗ trợ sự kiện, thu ngân, phụ giúp bán hàng tại : Hội trại, điểm vui chơi ...

3. Các công việc không được phép làm thêm:

-   Làm việc tại các viện nghiên cứu hay khu công nghiệp công nghệ cao có quy định hạn chế tuyển dụng vì lí do bảo vệ bí mật công nghệ

-   Công việc liên quan đến hành vi đòi nợ thuê

-   Làm các công việc mang tính chất mua vui tại các quán rượu, quán xá tiêu khiển

-   Làm việc tại các điểm kinh doanh ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục

-   Hành vi dạy thêm, dạy kèm

-   Công việc thuộc danh mục hạn chế do Bộ trưởng Bộ tư pháp xác nhận hay những hoạt động không phù hợp với thân phận của sinh viên.

4. Người có thể xin cấp giấy phép làm thêm:

-   Du học sinh người nước ngoài có thể trực tiếp đăng ký giấy phép tham gia hoạt động ngoài tư cách lưu trú.

-   Trong trường hợp dưới 17 tuổi thì bố mẹ, hay người nuôi dưỡng trên thực tế, anh chị em, người bảo lãnh cá nhân và những người cùng sống cũng có thể xin cấp phép thay.

-    Nhân viên của cơ sở tại Hàn Quốc nơi du học sinh đã hoặc sẽ tham gia học tập

-    Cá nhân chi trả, hoặc nhân viên của cơ sở chi trả, chi phí sinh hoạt hoặc học phí cho du học sinh tại Hàn Quốc

-     Họ hàng thân nhân của du học sinh hiện đang cư trú tại Hàn Quốc

5. Các giấy tờ cần nộp:

-   Đơn xin cấp phép tham gia hoạt động ngoài tư cách lưu trú

-    Hộ chiếu

-   Thẻ cư trú người nước ngoài (Trong trường hợp đã đăng ký người nước ngoài)

-    Giấy chứng nhận nhập học/Giấy chứng nhận đang theo học bao gồm cả nội dung quyết định thẩm tra về năng lực tài chính và năng lực học tập (chỉ nộp khi tư cách lưu trú là Du học)

Những điều cần lưu ý:

-    Những giấy tờ có thể được xác minh thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin hành chính tổng hợp thì không cần phải nộp riêng

T-   rong trường hợp Trưởng cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng cơ quan quản lý tại địa phương có yêu cầu đặc biệt thì sẽ phải nộp thêm hoặc bớt một số giấy tờ tùy theo yêu cầu cụ thể.

-   Lệ phí : 20.000 won

6. Các trường hợp bị Hủy bỏ/Thay đổi Giấy phép tham gia hoạt động ngoài tư cách lưu trú:

-   Trường hợp người đứng ra bảo lãnh hủy bảo lãnh hay không có người bảo lãnh nữa

-   Trường hợp bị phát hiện là sử dụng những hành vi bất chính và gian dối để được cấp Giấy phép tham gia hoạt động ngoài tư cách lưu trú

-   Trường hợp vi phạm một trong các điều kiện cấp phép

-   Do tình hình thực tế có nhiều thay đổi dẫn đến không thể tiếp tục tuân thủ những điều kiện cấp phép

-    Có vi phạm nghiêm trọng các quy định của "Luật quản lý xuất nhập cảnh và các luật khác hay vi phạm các mệnh lệnh chính đáng của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh

 Sau khi đọc các quy định cụ thể trên các bạn có thấy đáp ứng các điều kiện đó cũng  không quá khó phải không nào? Chỉ cần đi làm thêm liệu có đủ chi phí du học Hàn? Câu hỏi đó chỉ có các em mới tự trả lời được cho chính bản thân mình. Nếu các em có đủ sức khỏe, có kinh nghiệm chi tiêu hợp lý cùng với sự khéo léo của bản thâm thì việc làm thêm khi đi du học có thể trang trải mọi chi phí ăn ở và học tập tại Hàn cũng không phải là điều quá khó. Điều này đã được chứng minh qua kinh nghiệm mà các học sinh của Gsc đi trước đã chia sẻ qua các bài viết của Gsc rồi đó, các em hãy đọc và tham khảo thêm nhé.

Nếu bạn muốn hỏi điều gì hãy điền vào form dưới đây nhé, Gsc rất sẵn lòng đưa ra câu trả lời sớm nhất có thể. cảm ơn bạn!

Note: Please fill out the fields marked with an asterisk.