Làm thế nào để vượt qua rào cảm ngôn ngữ

   Khi đi du học rào cản ngôn ngữ sẽ khiến bạn thấy mình khó chịu và thiệt thòi rất nhiều. Vậy phải làm sao để cải thiện ngôn ngữ tốt hơn? Vì không phải ai cũng có tố chất và năng khiếu nên không tránh khỏi việc học sẽ gặp khó khăn cho người mới bắt đầu.  Chẳng ai là giỏi ngay từ đầu hết nhưng quan trọng là ở cách học thế nào cho đúng và tiếp thu được nhanh, hiệu quá, không khiến chúng ta thấy chán nản và bỏ cuộc. Ở bài viết này Gsc muốn đề cập đến các cách để học tiếng tốt hơn, các bạn cùng tham khảo nhé!

1.   Hãy làm chủ từ vựng toàn diện:

-       Chúng ta thường hay ghi nhớ mọi đồ vật theo cách học thông thường mà quên mất phải học từ vựng cho đúng nghĩa

-       Học từ vựng rất quan trọng từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, nếu không nắm rõ từ vựng các bạn sẽ dẫn đến hàng loạt sai lầm trong cách học sau này dần dần mất gốc tiếng dẫn đến chúng ta có thể giao tiếp tốt nhưng không thể diễn tả một đồ vật đơn giản sao cho đúng.

-       Theo kinh nghiệm thì có một số cách để cải thiện vốn từ vựng, tất cả đều bao gồm học theo ngữ cảnh. Hãy chuẩn bị một cuốn sổ để ghi chép các chủ đề và ghi riêng biệt từng chủ đề theo các mục mình yêu thích như: Các món ăn, âm nhạc, chính trị, đồ dùng cá nhân, sau đó tập trung học từng phần theo các chủ đề bạn đã ghi sẵn. Sẽ có rất nhiều từ đồng nghĩa bạn cũng nên viết riêng để phân biệt cho phù hợp ngữ cảnh.

-       Cách hiệu quả nữa là bạn có thể dán ghi chú bằng tiếng mình đang học vào bất kỳ nới nào quanh nhà bạn hay chú ý nhất để ghi nhớ khi nhìn vào từ đó. 

2.  Thói quen sử dụng từ đúng trong ngữ cảnh sai:

-       Không ít các bạn giao tiếp tốt nhưnng vẫn bị mắc sai lầm trong diễn tả ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Điều này rất phổ biến và cách sửa hữu ích nhất là khi chúng ta nói chuyện nhiều với người bản ngữ thì thói quen sẽ làm chúng ta sửa nhanh và bắt nhịp với ngôn ngữ chuẩn hơn.

-       Dành nhiều thời gian hơn để nghe và đọc nội dung do người bản ngữ viết. Bạn có thể xem các bộ phim của người bản ngữ và ghi lại các từ mình chưa hiểu trong cuốn sổ tay để sẵn, đó cũng là một phương pháp học rất tốt.

-       Mỗi loại ngôn ngữ có một cấu trúc riêng, nếu chúng ta nắm rõ được quy luật thì việc học tiếng mới thật sự dễ dàng.

3.   Hãy lặp đi lặp lại thói quen đọc, viết và xem lại từ ngữ:

-       Việc học tiếng hiệu quả nhất là càng nhỏ tuổi học càng nhanh và đó cũng là lẽ tự nhiên khi các bé được tiếp xúc sớm hơn và hình thành phản xạ ngôn ngữ trong não bộ tốt hơn người lớn.

-       Hãy đọc và nghe bất cứ thứ gì liên quan đến ngôn ngữ bạn đang học và tận dụng tốt đa các ngôn ngữ mới học được để ghi nhớ.

-       Nếu có thể bạn cũng dùng các từ mới để viết các cônng việc hay nhật ký trong ngày vào cuốn sổ bằng thứ ngôn ngữ bạn đang học. Sau đó nhờ giáo viên hay người bản ngữ đánh giá và sửa chữa mỗi tuần một lần.  

4.   Hình thành thói quen phát âm đúng giọng chuẩn:

-       Kể cả là nghe tiếng Việt của các vùng miền chúng ta sẽ rất khó nghe nhiều khi phải nghe đi nghe lại nhiều lần mới hiểu ngôn ngữ họ đang nói chứ chưa nói gì đêns nghe bằng ngôn ngữ khác.

-       Cách phát âm và nói giọng chuẩn cũng cần có thời gian dài chúng ta mới có thể học được nếu tiếp xúc nhiều với những người có giọng chuẩn thì khả năng phát âm chuẩn của mình mới được cải thiện rõ hơn.

-       Bạn phải tập luyên nghe nói từng ngày, mỗi ngày vài giờ thành thói quen với những người bản ngữ thì khả năng của bạn mới có thể cải thiện nhanh được.

-       Nghe đài hay xem tivi bằng ngôn ngữ của người bản ngữ cũng là một cách rất tốt để cải thiện ngôn ngữ vùng miền.

   Nhiều người có thể học cùng lúc rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, bạn sẽ nhìn họ và thầm ước giá như mình được như cô (anh) ấy, nhưng theo các nghiên cứu và đánh giá thì chưa chắc bạn kém thông minh hơn họ mà do họ tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn và chịu khó học hỏi chăm chỉ tập luyện thì mới có được thành quả như thế. Hãy nên nhớ học tốt ngoại ngữ hình thành từ bốn thói quen: đọc, viết, nghe, nói tốt thì chắc chắn bạn sẽ thành công.