Có nên du học nghề Đức khi có bằng B1

     Lâu lâu hôm nay ad mới có thời gian xem thông tin trên hội nhóm du học Đức và các diễn đàn liên quan đến nước Đức. Tại đây ad thấy mối quan tâm của các bạn trẻ có ý định sang du học Đức đang băn khoăn rất nhiều về vấn đề “Trình độ tiếng thế nào mới có đủ điều kiện đi du học Đức?” Với những trải nghiệm hơn 10 năm tiếp xúc tiếng Đức và văn hóa Đức nên ad muốn góp một chút kinh nghiệm của mình để các bạn cùng tham khảo xem chúng mình có nên đi du học nghề Đức khi mới có chứng chỉ B1 hay không nhé! 

Nếu các bạn có thể học được B2 ở Việt Nam thì nên học rồi đi, B1 chưa đủ để hỗ trợ tốt cho cuộc sống của bạn ở Đức bởi vì:

  • Tiếng Đức cơ bản là khó, không chỉ với người mới học mà thậm chí cả những người đang học tập và làm việc tại Đức có thể sau vài năm chưa chắc đã  nghe nói tốt tiếng Đức vì vậy ad có lời khuyên dành cho các bạn là về cơ bản là A2 có thể đi được nhưng các bạn hãy cố gắng học thêm để có B2 khi sang Đức các bạn sẽ tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn. 
  • Các bạn được học khoá học B2 tại Đức nhưng sẽ bị áp lực về thời gian, học B2 ở môi trường Đức có thể được gọi là "tốt hơn" trên lí thuyết, nhưng thực tế cách học của nhiều bạn ở Việt Nam không đúng nên qua bên Đức học sẽ bị áp lực hơn nhiều. Vậy nếu mình học ở Việt Nam B2 rồi, qua đó mình vẫn học thêm khoá tiếng Đức nữa cũng không sao nè. Các bạn có thể đăng kí những khoá học bổ trợ hơn các kĩ năng cho mình, ngoài việc chỉ thi lấy chứng chỉ. 
  • Nếu các bạn sang học nghề thì khi kỹ năng tiếng chưa đủ các bạn sẽ thấy rất khó khăn trong việc nghe nói các từ chuyên ngành dẫn đến việc các bạn sẽ cảm thấy chán nản và bị áp lực nhiều hơn. Ví dụ nếu bạn học nghề sửa chữa ô tô nếu không hiểu tiếng Đức cũng như các từ chuyên môn thì chẳng khác nào vịt nghe sấm, làm sao tiếp thu được kiến thức vận dụng vào công việc của mình sau này ….

Lời khuyên của Ngọc: 

  • Chắc chắn tuỳ từng trường hợp mà chúng mình quyết định nên đi bằng B1 hay B2 nhưng chắc chắn là : giỏi tiếng Đức thì vẫn hơn. Thứ nhất là các công ty họ thấy ứng cử viên có B2 thì vẫn thích hơn là B1, và hiện nay thì việc xin hợp đồng nghề không phải dễ dàng. Tuy nhiên, nếu các bạn cứ thi mãi ở Việt Nam mà chưa được B2 thì thôi qua Đức học để thi tiếp vậy. 
  • Nên chú trọng các kĩ năng tiếng chứ không chỉ học để lấy chứng chỉ. Bởi nếu kĩ năng tiếng không được cải thiện và thực hành liên tục thì dù có chứng chỉ cao đến mấy cũng không giúp ích được bao nhiêu cho cuộc sống và học tập của bạn tại Đức cả. 
  • Các bạn có thể vừa học để thi lấy bằng và song song với đó các bạn nên học tiếng và có thể kết thân với người bản sứ hoặc có thể người Việt có cùng chung sở thích và nguyện vọng du học Đức giống bạn để phát triển kĩ năng tiếng: nghe, nói, phản xạ ...

Các bạn nên tìm hiểu về lối sống và văn hoá làm việc tại Đức để dễ dàng hoà nhập hơn với cuộc sống vì khi bạn được đào tạo nghề tại Đức bạn sẽ được thực hành ngay sau khi học lý thuyết nên khi đó bạn sẽ phải tìm hiểu văn hóa làm việc của người Đức sẽ giúp cho bạn sớm hòa nhập và tạo mối thiện cảm với họ nhiều hơn. Bởi vì bản chất người Đức rất khó tính và nghiêm túc trong công việc nên ngay từ đầu bạn không gây thiện cảm cho họ thì từ những lần sau sẽ càng khó khăn hơn trong việc học tập của mình.

    Trên đây là một chút chia sẻ của ad về câu hỏi “Trình độ tiếng thế nào mới có đủ điều kiện đi du học Đức?” Nước Đức có rất nhiều điều thú vị để các bạn tìm hiểu và khám phá, với bản thân ad dù đã đi lại nước Đức rất nhiều lần nhưng mỗi chuyến đi đều mang đến cho ad thêm một điều mới mẻ và thú vị để cảm nhận và thêm yêu nước Đức nhiều hơn nữa. Hãy cố gắng chăm chỉ học tốt tiếng các bạn sẽ thấy nước Đức đẹp và quyến rũ đến nhường nào.
🇩🇪  Du học Đức không cô đơn  

Cảnh đẹp nước Đức
Cảnh đẹp nước Đức