có nên học vẹt khi học tiếng Đức ?

Hôm qua mình tình cờ thấy các bạn trên nhóm học tiếng Đức có tranh luận về việc có nên học thuộc lòng khi học tiếng Đức nói riêng hay một ngoại ngữ khác hay không nên trong bài này mình chia sẻ một trong những “ bí quyết “ học tiếng của mình đó là “ học vẹt kiểu của Ngọc”. Ở bài viết này mình đề cập tới 3 phần: vì sao cần học vẹt, nên học như thế nào và lưu ý là gì ? mình sẽ đi vào từng đề mục nhé !

1. Vì sao cần " học vẹt "

Chúng ta từ đâu mà biết nói, biết dùng ngôn ngữ nhỉ ? Đó chính là học vẹt từ bé mà ra. Vậy khi học một ngôn ngữ khác nếu như mình bắt đầu được như vậy thì sẽ rất tốt tuy nhiên phải cần đến môi trường 100% và phải cần pure 100% bạn phải dùng tiếng đó. Não bộ đã có sẵn 1 thứ tiếng đang dùng mà giờ bắt chỉ nhại lại theo một tiếng khác thì có vẻ " hơi vô lí " và cũng cực kì lâu để có thể nghe nói đọc viết chuẩn chỉ tới level C1, C1 đúng không ?  Nói quen miệng  ( học thuộc lòng ) và dùng nó ( sử dụng để giao tiếp ) thì tiếng sẽ tốt, còn nếu mình cứ học thuộc thao thao bất tuyệt mà không dùng nó bao giờ thì nó chỉ đọng lại ở một góc nào đó trong não chứ không thể bật ra thành kĩ năng để dùng nó. Tóm lại là học thuộc lòng một cách đúng đắn là một Tip giúp mình học ngôn ngữ mới cực kì hiệu quả.  

2. Nên học như thế nào ?

Có thể nói mình là một đứa chuyên " vẹt ", nhưng không phải vẹt kiểu : a là b , b là c , c là xyz. Nói nôm na là mình học kiểu kết hợp, tức là mình không dịch ra hẳn để thuộc lòng kiểu : “ nehmen là dùng ..lấy.., sitzen là ... “

okey những từ ít nghĩa thì quá thì rất là đơn giản để nhớ đúng không ? Còn những từ nhiều nghĩa được dùng nhiều hoàn cảnh mà cứ nhớ kiểu như thế thì không biết bao giờ có thể sử dụng được, có thể biến nó thành cái của mình mà khi cân bật ra ngay.

Mình học kiểu này nè:

Ví dụ có cả câu như sau:

" Viele Familien beschäftigen schon jetzt Pflegekräfte aus dem nahen Ausland, die ihre Angehörigen zu Hause betreuen "

beschäftigen: là bận rộn với việc gì đó nhưng trong câu này thì dịch là bận rộn thì hơi kì.

Không thể dịch nó là bận rộn nhưng mình hiểu đó là nhiều gia đình đã nhận những người điều dưỡng từ các nước lân cận ....

Mình sẽ nhớ luôn cái kiểu dùng này và sẽ áp dụng vào hoàn cảnh khi cần, nếu thử nghĩ ngược lại: nếu mình chỉ nhớ trong đầu beschäftigen có nghĩa là bận rộn thì khi bạn diễn đạt sẽ khó có thể đạt tới level mà người Đức họ dùng mà chỉ dùng được với nghĩa " bận rộn " mà thôi. 

Bạn có thể dùng một từ khác nhưng để biểu đạt được cái hồn kèm cái ý nghĩa mà muốn biểu đạt của từ đó thì là “ cả một bầu trời nghệ thuật “ mà đến giờ mình vẫn đang tiếp tục học để bầu trời đó càng rộng lớn hơn nè.

 

Mình hay nhớ cả cụm và hình dung nó dùng trong hoàn cảnh nào để khi cần là dùng ngay. Mình hiểu đoạn văn đó có nghĩa là gì nhưng trong đầu mình không dịch hẳn nó ra nghĩa từng từ là gì. Tức là mình hình dung tiếng Đức trong đầu luôn và nhớ cụm quan trọng trong đó luôn. Cách học thuộc của mình là như vậy. Chắc chắn sẽ có những từ cần xem nghĩa trong một số hoàn cảnh nhưng mình chỉ xem và nhớ nhưng không gắn từ đó 100% với một nghĩa đó để khi có cấu trúc mới với từ đó thì mình sẽ nhanh nạp được vào đầu.

Nếu mà nói là mình học thuộc kiểu ngồi đọc một bài văn như đọc sớ và nhớ kiểu đó thì không. Mình có hiểu đoạn đó và mình nhớ cấu trúc đi kèm, mình có nhại lại những ví dụ đi kèm một cách ngắn gọn chứ mình ko học thuộc lòng đoạn hội thoại hay bài văn.

3. Lưu ý gì khi học thuộc lòng ?

  • Chỉ học từ văn phạm Đức chuẩn do người Đức viết / nói vì nếu như học sai thì coi như là công cốc, rồi bạn sẽ bị dùng sai.
  • Học thuộc lòng có chọn lọc tức là học các cụm ngắn gọn dễ nhớ nhất và học theo cấu trúc chứ đừng học cả hai ba câu dài vì chắc là thực tế không có hoàn cảnh nào phù hợp để bạn nói cả hai ba câu dài như vậy khi giao tiếp. Trừ khi bạn làm bài kiểm tra về các định luật định lí thì phải học thuộc ( nhưng rồi cũng quên ngay ) chứ không bao giờ gọi là dùng được nó.
  • Học thuộc lòng nhưng phải nhớ nó dùng trong hoàn cảnh nào dụng ý nó ám chỉ cái gì chứ không phải nhắm mắt học thuộc lòng như tụng kinh vì nếu không hiểu được dụng ý thì bạn cũng nhanh quên và cuối cùng cũng không thể dùng được => tiếng vẫn tệ. 

 

Trong bài này Ngọc chia sẻ thêm nhiều chút về những gì mình đã làm khi học tiếng Đức, bí quyết thì chỉ có từng ấy thôi đơn giản lắm ý nhưng để áp dụng được thì mình nghĩ các bạn cần tạo thói quen cho não bộ và cho tai cho miệng của mình nữa.

Đọc đến đây chắc các bạn đã thấy mệt rồi phải không ? Chúc các bạn sẽ học tiếng Đức ngày càng giỏi hơn nữa.

 

 

Bích Ngọc – GSC