Tất tần tật về việc làm thêm cho sinh viên tại Đức

Chào các bạn!

Mỗi khi các bạn chọn quốc gia mình du học chắc các bạn cũng tìm hiểu về vấn đề việc làm thêm tại quốc gia đó phải không nào? Lý do kiếm tiền cũng nhiều: có bạn đi làm thêm vì thật sự rất cần tiền để lo các chi phí sinh hoạt, có bạn vì muốn lấy kinh nghiệm, có bạn vì muốn kiếm thêm để đi du lịch...... Dù lý do là gì nhưng việc kiếm tiền trong khi đi du học cũng là một trải nghiệm thú vị. Vậy tìm việc làm thêm tại Đức có gặp khó khăn gì không đối với sinh viên nước ngoài? Sau đây là một số việc mà Gsc muốn bạn cần nhớ về việc làm thêm tại Đức để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các bạn hãy tìm hiểu nhé.

1.      Luật cho việc làm bán thời gian của sinh viên:

-       Sinh viên nước ngoài có thể làm việc 120 ngày/ năm nếu làm cả ngày và 240 ngày/năm nếu làm nửa ngày

-       Nếu khi vực bạn đang sinh sống có tỷ lệ thất nghiệp cao thì bạn có thể không được làm việc nhiều như quy định bạn đầu

-       Theo quy định của trường đại học, một sinh viên sẽ không được phép làm việc quá 20h/tuần khi đang đi học.Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong các kỳ nghỉ bạn có thể làm việc toàn thời gian

-       Cần có giấy phép lao động từ cơ quan việc làm liên bang. và cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài. Giấy phép sẽ có chi tiết về giới hạn công việc tối đa mà một sinh viên có thể đảm nhận.

-       Một sinh viên có thu nhập dưới 450 euro/tháng không cần phải trả bất kỳ khoản thuế hoặc đóng góp an sinh xã hội nào. Nếu bạn làm việc dưới 50 ngày liên tục trong khoảng thời gian một năm, bạn cũng được miễn

-       Không nên làm việc hơn 20 giờ một tuần. Không chỉ vi phạm hầu hết các quy tắc của trường đại học, mà bạn sẽ phải đóng bảo hiểm y tế, thất nghiệp cũng như bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng

-       Tuân thủ luật liên bang là cực kỳ quan trọng. Nếu vi pham bạn sẽ bị trục suất ngay về nước

2.      Các loại công việc bán thời gian mà sinh viên quốc tế có thể làm:

Hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học:

-       Công việc trợ giảng sau đại học này thường được trả lương khá cao với các việc như: Hỗ trợ giáo sư đánh dấu các bản sao, hướng dẫn hoặc chuẩn bị tài liệu nghiên cứu, làm giám sát viên, thủ thư, v.v.

-       Để làm được công việc này đòi hỏi bạn phải thực sự giỏi và nộp hồ sơ sớm để có được một suất.

-       Những công việc này được quảng cáo tốt trên các bảng thông báo của trường đại họ

Làm nhân viên hỗ trợ, bồi bàn tại quán café, quán bar, v.v:

-       Công việc này sinh viên làm rất phổ biến

-       Nhiều sinh viên chọn làm công việc này vì nhiều lý do hơn là tiền bạc vì được gặp gỡ những người mới và đơn giản là thư giãn sau một ngày ở trường đại học

-       Mức lương có thể không cao, nhưng mang lại cho sinh viên cơ hội tuyệt vời để khám phá thành phố,.

Gia sư tiếng anh:

-       Một cơ hội việc làm hấp dẫn khác cho sinh viên quốc tế là dạy tiếng Anh cho Sinh viên Đức. Công việc này cũng có mức lương khá.

-       Với công việc này bạn phải thông thạo ngôn ngữ

Hỗ trợ sản xuất công nghiệp:

-       Đây là những công việc được trả lương cao và là một lựa chọn tốt cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học

-       Bạn được Đức cấp giấy phép làm việc sau khi du học 1 năm cùng với thị thực sinh viên nên đây là lức thích hợp cho việc bắt đầu sự nghiệp tại Đức. 

3.      Mức lương bạn được nhận là bao nhiêu?:

-       Thu nhập về công việc bán thời gian cũng không quá ít và có thể đủ trang trải phí sinh hoạt tối thiểu cho bạn

-       Mức lương tối thiểu được quy định là 8,8 euro/h làm việc và với mức lương này bạn sẽ không cần phải trả bất kỳ khoản thuế nào

-       Bạn có thể kiếm được nhiều hơn tùy thuộc vào công việc mình được nhận

-       Mức lương ở các thành phố lớn sẽ cao hơn nhưng chi phí sinh hoạt cũng tốn hơn ở vùng nông thôn

-       Nếu bạn làm một trợ lý nghiên cứu thì sẽ kiếm được nhiều hơn nhưng cũng không phải đóng thuế

-       Với mức lương khoảng 8.354 euro/ năm thì bạn không phải đóng thuế hay phát sinh an sinh xã hội nào hết.

Sau khi đọc xong các bạn đã nắm rõ được các quy định và công việc mình chọn chưa nào? Đi du học sướng hay khổ đều do cách mình chấp nhận và thích nghi được với hoàn cảnh đó hay không. Nên điều này ad không có ý kiến gì về điều này. Nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ với Gsc 

Chúc các bạn thành công!

 

🇩🇪  Du học Đức không cô đơn